Những Kỷ niệm về anh Như Tâm

Anh-Tu-anh-Loi1-572x336

Tối ngày 14 tháng 4 âm lịch năm  Quý Sữu ( 1973 ) BHD Thủ Đô Sài Gòn triệu tập toàn thể Huynh Trưởng & Đoàn Sinh ngành Thiếu rước đuốc từ Tổ Đình Ấn Quang đến ngã tư Phan Đình Phùng & Lê Văn Duyệt ( nơi Hòa Thượng  Quảng Đức tự thiêu ). Gần 18 H 30 những ngọn đuốc được thắp sáng  và sắp hàng thứ lớp dưới sự điều khiển của AnhTrưởng Ban Hướng Dẫn Thủ Đô Sài Gòn, tay Anh cầm Micro điều khiển đội hình di chuyển, đó  cũng là lần đầu tiên tôi được biết Anh Như Tâm –  Nguyễn Khắc Từ Trưởng Ban  Hướng Dẫn  GĐPT Thủ Đô Sài Gòn.

            Sau năm 1975, anh đã bị nhà cầm quyền đương thời cầm tù ở nhà lao Phan thiết khi ra chủ tọa Đại Hội GĐPT Bình Thuận,  đến năm 1980 gặp anh anh tại Tổ Đình Ấn Quang khi tham dự một phiên họp do Tổng Vụ Thanh Niên tổ chức, đến hơn 19h anh thông báo cho toàn thể Lam viên biết Thượng Tọa Thích Trí Quảng lúc bấy giờ là ngài Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên GHPGVNTN không đồng ý chủ tọa phiên họp, anh em ra về, có lẽ đó là lần cuối cùng GĐPT Việt Nam rời khỏi Tổ Đình Ấn Quang, cũng xin nói thêm Thượng Tọa Trí Quảng được Hòa Thượng Trí Thủ lúc bấy giờ là Viện Trưởng Viện Hóa Đạo tấn phong đặc cách Thượng Tọa vào năm 1976 và cũng từ đó Thượng Tọa đã bước sang con thuyền khác.

            Gia Đình Phật Tử Việt Nam cũng bắt đầu mất chỗ dựa vững chắc, trong những năm sau đó  anh cùng anh Nhật Thường Nguyễn Quang Tú, anh Nhật Hồng Nguyễn Để thường xuyên đi  khắp nơi để tổ chức các khóa tu học, trại huấn luyện  và chính nhờ những Trại Huấn Luyện đó mà ngày hôm nay đã có một lực lượng Huynh Trưởng kế thừa tương đối hùng hậu.

            Đến năm 1983, anh em chúng tôi được anh dạy luân phiên mỗi tối thứ năm bậc Trì và bậc Định, bài học mà tôi nhớ mãi là bài phê bình và kiểm thảo trong GĐPT, anh cho rằng “ Mục đích phê bình kiểm thảo là để xây dựng cho được hoàn bị hơn, một tư cách, một phương pháp, một công tác gây cho cá nhân ý thức trách nhiệm, biết trực nhận các thiếu sót của mình. Vì ý kiến cá nhân thường hẹp hòi chủ quan, phiến diện nên cần nhiều ý kiến, do đó rút được nhiều ưu khuyết điểm. Nhưng phê bình kiểm thảo đồng thời cũng là một hình thức cao hơn để quy trách cho những gì tạo ra khuyết điểm mà người có lỗi không thể phủ nhận trước ý kiến của đa số ” anh dạy chúng tôi đề tài “Tự Tứ” . Trong Trại Huyền Trang 1987 chúng tôi lại được học với anh bài Tự tứ trong Đạo Phật “Theo tinh thần của Phật giáo, lễ Tự tứ hay thỉnh cầu vị khác chỉ lỗi của mình là một cách kiểm điểm lại bản thân mình, từ những hành động do thân, đến những lời nói phát ra từ khẩu, thậm chí là những suy nghi từ ý, nếu thấy những lời chỉ dạy đó là đúng sự thật, mình sẽ thành khẩn sám hối để được thanh tịnh. Nhờ vậy, mọi thành viên trong Tăng đoàn đều trở nên hoàn thiện, xứng đáng là bậc phước điền của nhân thiên.

Một thuở nọ, Thế Tôn trú ở Sāvatthi, tại Đông Viên, giảng đường Lộc Mẫu, cùng đại chúng khoảng năm trăm vị Tỳ khưu, tất cả đều chứng quả A-la-hán. Lúc bấy giờ, vào ngày lễ Tự tứ của tỳ khưu tăng, Thế Tôn ngồi giữa đại chúng, sau khi nhìn quanh đại chúng im lặng, liền bảo các Tỳ khưu:

– Này các Tỳ khưu, Ta mời các ông nói lên, các ông có điều gì chỉ trích Ta hay không, về thân hay về lời nói?

Được nghe như vậy, Tôn giả Sāriputta từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, chúng con không có chỉ trích gì Thế Tôn về thân hay lời nói. Và bạch Thế Tôn, con xin mời Thế Tôn nói lên, Thế Tôn có điều gì chỉ trích con hay không, về thân hay về lời nói?

– Này Sāriputta, Ta không có gì chỉ trích ông về thân hay về lời nói. 

– Bạch Thế Tôn, đối với năm trăm Tỳ khưu này, Thế Tôn có gì chỉ trích về thân và lời nói hay không?

– Này Sāriputta, đối với năm trăm Tỳ khưu này, ta không có gì chỉ trích về thân hay về lời nói”.

            Trong những Hội nghị về Nghiên Huấn tôi có thỉnh cầu Hội nghị thay bài phê bình và kiểm thào bằng bài Tự tứ nhưng những Huynh Trưởng có trách nhiệm về vấn đề Tu học và Huấn luyện nhưng ít ai quan tâm.

            Huynh Trưởng Như Tâm Nguyễn Khắc Từ một Trưởng Ban năng động, một Gia Trưởng từ hòa, một nhà lý luận kiệt xuất, giá gì anh còn sống thêm vài chục năm nữa để anh em GĐPT Quảng Đức Sài Gòn được anh dạy bảo như năm xưa anh từng dạy.

            Kỷ niệm ngày húy nhật lần thứ lần thứ 22, BHD GĐPT Quảng Đức Sài Gòn thanh tâm đốt nén tâm hương nguyện cầu chơn linh anh vãng sanh cực lạc quốc. Xin trích lời  bài nhạc Như Tâm Nguyễn Khắc Từ của Quảng Hùng Trần Văn Cường

Vô thường sinh tử là đây

Xác thân anh đã phai tàn

Tâm từ anh vẫn còn mang…

Quảng Thành –Phước Thạnh

Bài khác nên xem

Lễ Hiệp kỵ của GĐPT Khánh Hoà – năm Tân Sửu, 2021

Nhạc Karaoke: Đạo Kỳ Phật Giáo – Chúc Linh

ducquang

Nhạc Karaoke: Áo Lam Hiền – Chúc Linh

ducquang