Nhạc Lý Căn Bản (7)

DẤU NỐI – DẤU LUYẾN

DẤU CHẤM LƯU-DẤU CHẤM NGÂN

Dấu nối, dấu chấm lưu, dấu chấm ngân là những ký hiệu bổ sung để tăng thêm độ dài của âm thanh.

1. Dấu nối thường được sử dụng khi tăng thêm độ dài của nốt nhạc cùng tên nhau.

2. Dấu luyến là kí hiệu dùng để nối cao độ của các nốt nhạc khác tên nhau. Hay nói cách khác, muốn thể hiện một tiếng hát ở hai nốt nhạc khác nhau người ta dùng dấu luyến.

3. Dấu chấm lưu còn gọi là dấu chấm dôi là ký hiệu tăng độ dài của nốt nhạc trong cùng một ô nhịp mà tổng độ dài của các nốt nhạc trong ô nhịp không vượt quá số phách quy định trong ô nhịp được ghi ở số chỉ nhịp. Dấu chấm dôi là một chấm nhỏ nằm ở bên phải nốt nhạc và có giá trị tăng thêm 1/2 độ dài của chính nốt đó.

4. Dấu chấm ngân còn gọi là dấu mắt ngỗng, là ký hiệu ghi ở trên nốt nhạc, khi gặp dấu này, người hát hoặc người đàn có thể xử lý tự do.

(còn tiếp)

Bài khác nên xem

Nhạc Karaoke: Cư Trần Lạc Đạo – Tâm Đức

ducquang

Nhạc phẩm: 50 năm đó đây – TâmTrí Quang Vui

ducquang

Cảm Niệm Nhạc Sĩ Huynh Trưởng Tâm Hòa Ngô Mạnh Thu

ducquang