Khí quyển trái đất

Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ooxxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), điôxít cacbon (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ ban ngày và ban đêm.

Bầu khí quyển không có ranh giới rõ rang với khoảng không vũ trụ nhưng mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao. Ba phần tư khối lượng khí quyển nằm trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt hành tinh. Tại Mỹ, những người có thể lên tới độ cao trên 50 dặm (80,5 km) được coi là những nhà du hành vũ trụ. Độ cao 120 km (75 dặm hay 400.000 ft) được coi là ranh giới do ở đó các hiệu ứng khí quyển có thể nhận thấy được quay trở lại. Đường Cacman, tại độ cao 100 km (62 dặm), cũng được sử dụng như là ranh giới giữa khí quyển, Trái Đất và khoảng không vũ trụ.

NHIỆT ĐỘ VÀ CÁC TẦNG KHÍ QUYỂN

Nhiệt độ của khí quyển Trái Đất biến đổi theo độ cao so với mực nước biển; mối quan hệ toán học giữ nhiệt độ và độ cao so với mực nước biển biến đổi giữa các tầng khác nhau của khí quyển:

–  Tầng đối lưu: từ bề mặt Trái Đất tới độ cao 7–17 km, phụ thuộc theo vĩ độ (ở 2 vùng cực là 7-10 km) và các yếu tố thời tiết, nhiệt độ giảm dần theo độ cao đạt đến -50 ­­­­­oC. Không khí trong tầng đối lưu chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm ngang rất mạng làm cho nước thay đổi cả 3 trạng thái, gây ra hàng loạt quá trình thay đổi vật lsy. Những hiện tượng mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù,… đều diễn ra ở tầng đối lưu.

–  Tầng bình lưu: từ độ cao trên tầng đối lưu đến khoảng 50 km, nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0 oC. Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định.

– Tầng điện li: từ 80 – 85 km đến khoảng 640 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.000 oC hoặc hơn. Ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng thấy ion, vì thế gọi là tầng điện li. Sóng vô tuyến phát ra từ một nơ nào đố trên vùng bề mặt Trái Đất phải qua sự phản xạ của tầng điện li mới truyền đến các nơi trên thế giới. Tại đây, do bức xạ môi trường, nhiều phản ứng hóa học xảy ra đối với ôxy, nitơ, hơi nước, CO2… chúng bị phân tách thành các nguyên tử và sau đó ion hóa thành các ion như NO+, O+, O2+, NO, NO­2,… và nhiều hạt bị ion hóa phát xạ sóng điện từ khi hấp thụ các tia mặt trời vùng tử ngoại xa.

–   Tầng ngoài: từ 500 – 1.000 km đến 10.000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500 oC. Đây là vùng quá độ giữa khí quyển và Trái Đất với khoảng không vũ trụ. Vì không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ lại rất cao, một số phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao cố “vùng vẫy” thoát ra khỏi sự trói buộc của sức hút Trái Đất lao ra khoảng không vũ trụ. DO đó tầng này còn gọi là tầng thoát ly. Tuy nhiên, các nhiệt kế, nếu có thể, lại chỉ các nhiệt độ thấp dưới 0 oC do mật độ khí là cực kỳ thấp nên sự truyền nhiệt ở mực độ có thể đo đạc được là rất khó xảy ra.

Ranh giới giữa các tầng được gọi là ranh giới đối lưu hay đỉnh tầng đối lưu, ranh giới bình lưu hay đỉnh tầng bình lưu và ranh giới trung lưu hay đỉnh tầng trung lưu… ở tầng này có mặt các ion O+ (<1500 km), He+ (<1500 km), H+(>1500 km). Một phần hiđrô của Trái Đất (khoảng vài nghìn tấn/ năm) được tách ra đi vào vũ trụ đồng thời các dòng plasma do môi trường thải ra là bụi vũ trụ (khoảng 2g/km2) cũng đi vào Trái Đất. Giới hạn trên của đoạn khí quyển và đoạn chuyển tiếp với vũ trụ rất khó xác định, ước đoán khoảng 1.000 km. Nhiệt độ trung bình của khí quyển tại bề mặt Trái Đất là khoảng 14 0C.

Thành phần phần trăm của không khí khô theo thể tích – ppmv: phần triệu theo thể tích.

Chất khí Theo NASA
Nitơ 78,084%
Ôxy 20,946%
Agon 0,9340%
Điôxít cacbon (CO2)) 3901 ppmv
Neon 11,18 ppmv
Hêli 5,24 ppmv
Mêtan 1,745 ppmv
Krypton 1,14 ppmv
Hiđrô 0, 55 ppmv

Không khí ẩm thường có thêm

Hơi nước dao động mạnh; thông thường khoảng 1%

Điôxít cacbon và meetan cập nhất (năm 1998) theo IPCC bảng trên. Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây nhất của các nhà khí tượng Mỹ NOAA vừa ghi nhận thì nồng độ CO2 cao nhất đo được khoảng 381 ppmv. Các nhà khí tượng lo ngại đây chính là một nhân tố có thể gây những thay đổi bất ngời của khí hậu.

Khối lượng phân tử trung bình của không khí khoảng 28,97 g/mol).

MẬT ĐỘ KHỐI LƯỢNG

Mật độ của không khí tại mực nước biển là khoảng 1,2 kg/m3. Sự thay đổi tự nhiên của khí áp ở bất kỳ độ cao nào đều là nguyên nhân của sự thay đổi thời tiết. SỰ thay đổi này là tương đối nhỏ ở các độ cao thấp nhưng là rất lớn ở các độ cao lớn vì sự thay đổi của bức xạ mặt trời.

Mật độ của khí quyển giảm theo độ cao và có thể mô hình hóa một cách xấp xỉ theo công thức khí áp. Những công thức có độ chính xác cao hơn được các nhà khí tượng học và các trung tâm vũ trụ sử dụng để dự báo thời tiết và tính toán tình trạng quỹ đạo của vệ tinh.

Tổng khối lượng của bầu khí quyển khoảng 5,1 x 1018 kg, hay khoảng 0,9 ppm của khối lượng  Trái Đất.

Tỷ lệ phần trăm trên đây được tính theo thể tích. Giả sử các chất khí là những khí lý tưởng, chúng ta có thể tính toán tỷ lệ theo khối lượng. Khi đó thành phần theo khối lượng cảu không khí là 75,523% N2, 23,133% O­2, 1,288% Ar, 0,053% CO2­­, 0,001267% Ne, 0,00029% CH4, 0,00033% Kr, 0,000724% He và 0,0000038% H2.

CÁC TẦNG KHÍ QUYỂN KHÁC

Các khu vực cảu khí quyển có thể đặt tên theo các cách gọi khác:

–   Tầng điện li hay tầng ion – Là khu vực có chứa các ion: Tương đương với tầng giữa và tầng nhiệt đến độ cao 550 km.

–    Tầng ngoài hay ngoại quyển – Phía trên tầng điện li, ở đó khí quyển mỏng dần vào trong khoảng không vũ trụ.

–    Từ quyển – Là khu vực mà từ trường Trái Đất tương tác với gió Mặt Trời. Nó có thể dài hàng chục nghìn kilômét, với chiếc đuôi dài ngược hướng Mặt Trời.

–  Tần ôzôn – Nằm ở độ cao khoảng 10 – 50 km, tức là trong tầng bình lưu. Cũng lưu ý rằng ôzôn cũng chỉ là thành phần rất nhỏ của tầng này tính theo thể tích.

–    Thượng tầng khí quyển – Là khu vực của tần khí quyển phía trên ranh giới giữa.

–    Vành đai bức xạ Van Allen – Là khu vực tập trung cảu các hạt từ Mặt Trời.

SỰ TIẾN HÓA CỦA KHÍ QUYỂN TRÁI ĐẤT

Lịch sử của khí quyển Trái Đất trong thời gian một tỷ năm trước đây vẫn chưa được hiểu rõ lắm. Hiện nay bầu khí quyển Trái Đất vẫn là một đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học. Bầu khí quyển ngày nay đôi khi vẫn được gọi là “bầu khí quyển thứ 3” trong sự so sánh về thành phần hóa học so với hai bầu khí quyển trước đây. Bầu khí quyển nguyên thủy chủ yếu là heli và hiđrô; nhiệt (từ lớp vỏ Trái Đất khi đó vẫn nóng chảy từ Mặt Trời) đã làm tiêu tan bầu khí quyển này.

Khoảng 3,5 tỷ năm trước, bề mặt Trái Đất nguội dần đi để tạo thành lớp vỏ, chủ yếu là các núi lửa phuc trào nham thạch, điôxít cacbon và amônilắc. Đây là “bầu khí quyển thứ 2”; nó chứa chủ yếu là CO2 và hơi nước, với một ít nitơ nhưng vẫn chưa có ôxy. Bầu khí quyển thứ hai này có thể tích khoảng 100 lần khí quyển hiện nay. Nhìn chung, người ta tin rằng hiệu ứng nhà kính, sinh ra bởi mật độ cao của điôxít cacbon giwuax cho Trái Đát không bị đóng băng.

Trong vài tỷ năm tiếp theo, hơi nước ngưng tụ để tọa thành mưa và các đại dương để hòa tan điôxít cacbon. Khoảng 50% điôxít cacbon có lẽ đã bị hấp thụ bởi các đại dương. Một trong nhưng dạng vi khuẩn có mặt sớm nhất trên Trái Đất là vi khuẩn lam. Các chứng cứ hóa thạch đã chỉ ra rằng các vi khuẩn này có mặt khoảng 3,3 tủ năm trước và là những sinh vật sinh sống bằng quanh hợp để sản xuất ra ôxy. Chúng là những sinh vật đầu tiên chuyển đổi khí quyển từ trạng thái không ôxy sang trạng thái có ôxy.

Cây cối quang hợp tạo ra nhiều sự tiến hóa và chuyển đổi được nhiều hơn điôxít cacbon thành ôxy. Theo thời gian, lượng cacbon dư thừa tạo thành các nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày nay cũng như đá trầm tích nhất là đã vôi và các lớp động vật. Ôxy được giải phóng tương tác với amôniắc để tạo ra nitơ; ngoài ra vi khuẩn cũng có thể chuyển đổi amôniắc thành nitơ.

Khi cây cối xuất hiện nhiều hơn thì lượng ôxy tăng lên một cách đáng kể (trong khi lượng điôxít cacbon giảm đi). Đầu tiên là ôxy tương tác với các nguyên tố khác như sắt chẳng hạn nhưng cuối cùng chúng tích tụ trong khí quyển – là kết quả của sự tiêu hủy hàng loạt cũng như các tiến hóa trong một thời gian dài. Với sự xuất hiện của lớp ôzôn, các loại hình sinh vật sống được bảo vệ tốt hơn trước bức xạ tử ngoại. Bầu khí quyển chứa ôxy – nitơ này là “bầu khí quyển thứ 3”.

Nguyên Lộc Lê Ngọc Phước đoàn sinh thiếu nam GĐPT An Cựu BHD Thừa Thiên (Sưu Tầm)

Bài khác nên xem

Phòng Khách Của Người Theo Đạo Phật

phuocthanh

Mười Loại Gia Vị Chữa Bệnh

phuocthanh

“Chất tẩy thiên nhiên”

phuocthanh