Góc Đội Chúng

 

( Tài liệu Huấn Luyện Đội Chúng Trưởng – Anoma NiLiên

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam ấn hành )

 

A. GÓC ĐỘI CHÚNG

1.  Góc Đội Chúng là gì ?

Là một phạm vi riêng biệt được phân chia trong Đoàn quán cho Đội Chúng. Tại đó các em trình bày sức sống, kỷ niệm đã qua và hiện tại của Đội Chúng.

2.  Vị trí :

Góc Đội Chúng có thể trình bày tại một góc của Đoàn quán hay tại tư gia của các em trong Đội Chúng.

3.  Mục đích và ích lợi :

Góc Đội Chúng là nơi khai thác khả năng của Đội Chúng sinh, là nơi lưu giữ sức sống liên tục của một Đội Chúng. Có góc Đội Chúng, Đội Chúng sinh mới thấy quyến luyến, mới kích thích được óc sáng kiến và mới tạo dựng được tinh thần thiêng liêng đó, tạo dựng Đội, Chúng.

4.  Trình bày góc Đội Chúng :

–  Cờ Đội Chúng và những kỷ vật mà Đội Chúng đã gặt hái và thành công.

–  Tranh ảnh, đạo, đời.

–  Những tác phẩm điêu khắc, hội họa, thủ công.

–  Báo chí, các bản chuyên môn, bản sưu tập…

Cần trình bày cho đẹp mắt và phải thay đổi cho khỏi nhàm chán.

5.  Bổn phân đối với góc Đội Chúng :

–  Giữ gìn săn sóc.

–  Phong phú hóa góc Đội, Chúng bằng những tác phẩm mới.

–  Xem góc Đội, Chúng như là linh hồn của Đội, Chúng.

6. Kết Luận :

        Góc Đội Chúng là phản ảnh tinh thần, sự sinh hoạt, sự khéo léo và óc sáng kiến của một Đội Chúng.

 B. THỦ CỔNG

1.  Căn bản tư tưởng về thủ công :

–   Con người : Siêu đẳng vật với bàn tay sáng tạo.

–   Giác quan nhạy bén, khối óc thông mình, sáng tạo, năng lực lao tác.

–   Phật giáo: Đề cao làm việc bằng tay chân.

2.  Hiện tình giá trị môn thủ công :

–   Các khoa cử đã quan niệm sai lạc về môn thủ công.

–   Máy móc phát triển, làm cho con người lười biếng sử dụng tay chân.

–   Tình trạng chiến tranh, ngoại viện làm tiểu công nghệ ngưng tuệ.

3.  Ích lợi của môn thủ công :

a.  Về thực tế :

Luyện khéo tay, dự bị nghề tay chân và sự phát triển cho ngành tiểu công nghệ sau này.

–   Biết sử dụng những vật liệu sẵn có ở nhà, ở chùa, tự chế tác và tu sửa các đồ dùng đỡ tốn tiền.

–   Tạo những tác phẩm giá trị cho Đội Chúng và gia đình.

b.  Về đức dục :

Yêu quý, tôn trọng nghề lao lực, sản phẩm thủ công.

–   Luyện các đức tính : Trật tự, sạch sẽ , nhẫn nại trong khi làm việc.

c.  Về tinh thần :

–   Luyện nhiều trí năng : óc quan sát, suy nghĩ, hoạt động có phương pháp và nhất là óc sáng tạo.

4.  Kết luận :

Thủ công là môn quan trọng và rất hữu ích trong mọi công việc hằng ngày ở Gia Đình cũng như ở Đội, Chúng, Đoàn. “ Trăm hay không bằng tay quen ”. Các em cần phải thực hành thường xuyên, mới mong sau này tạo được những vật dụng ích lợi thiết thực cho đời sống.

   

Bài khác nên xem

Tinh thần chuyển hóa nội tâm và hộ trì chánh pháp của vua A Dục

datthinh

Sau Đại Hội

phuocthanh

Vai trò ngôi chùa trong việc giáo dục thanh thiếu niên

phuocthanh