Điều khiển một buổi sinh hoạt Đoàn

 

( Tài liệu Huấn Luyện Huynh Trưởng Sơ Cấp – Lộc Uyển

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2001 – PL.2545 )

 

Điều khiển một buổi sinh hoạt Đoàn là nhiệm vụ của Huynh trưởng đoàn ( gồm Đoàn trưởng và phó ) công việc này đòi hỏi nhiều cố gắng, thiện tâm, thiện chí và nhất là có óc tổ chức, sáng kiến trong nghề Huynh trưởng.

I. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SINH HOẠT ĐOÀN VÀ HỌP ĐOÀN :

Sinh hoạt Đoàn là vịêc làm thường kỳ của Huynh trưởng đoàn đã được ấn định trước và tính cách thường lệ. Trong phần này Huynh trưởng sẽ điều khiển chương trình sinh hoạt học tập về Phật Pháp, Hoạt Động  Thanh Niên, Văn Nghệ, Trò Chơi.

Họp đoàn là một buổi họp nhằm giải quyết những vấn đề cần thiết cho đoàn.

Thí dụ : Họp bàn về việc tổ chức đi trại họp bạn ngành thiếu toàn tỉnh; họp tổ chức du ngoạn.

Thông thường trong cương vị một đoàn, buổi họp Đoàn được thực hiện sau phần sinh hoạt vì nó không đòi hỏi giải quyết vấn đề quá lớn lao, mà phần chính của Đoàn là xem xét lại việc thực hiện chương trình tu học.

II. PHẦN CHUẨN BỊ :

Nhìn vào buổi sinh hoạt Đoàn ta có thể định giá trị của tổ chức. Vì vậy, Huynh trưởng đoàn phải làm thế nào để buổi sinh hoạt có một luồng sinh khí, hào hứng, linh động. Đoàn sinh hăng say. Muốn được vậy, Huynh trưởng phải có tinh thần vững chải hiểu biết những vấn đề căn bản, có tổ chức, chuyên môn ( phải dự các trại huấn luyện, học hỏi với các Huynh trưởng khác, trong sách vở ).

Khi đến với đoàn ta phải tự hỏi : Hôm nay đến sinh hoạt ta sẽ phải làm gì, cho các em học tập những gì. Tài liệu đó lấy ở đâu ?

Chỉ có thể trình bày, giảng giải cho các em khi chúng ta đã sữa sọan chuẩn bị trước chớ không nên gặp đâu làm đó. Đó là điều căn bản, là điều kiện quyết định thành công trong một buổi sinh hoạt.

Lưu ý quan trọng : Huynh trưởng bao giờ cũng đến sớm hơn Đoàn sinh. Tóm lại ta cần phải :

–   Sắm sửa dụng cụ ( cần vật dụng gì để dạy gút , trò chơi ).

–   Tìm kiếm tài liệu ( tham khảo các tài liệu, hoc hỏi các Huynh trưởng khác )

–   Soạn bài là công việc cần thiết sau cùng, căn cứ trên các tài liệu mà soạn thảo

III. PHẦN THỰC HIỆN :

Một buổi sinh hoạt có kết quả không những do ở sự chuẩn bị kỹ lưỡng mà còn phải cần thực hiện theo những phần  có tính cách trình tự tức là chương trình buổi sinh hoạt

1.  Tập họp :

Tùy theo khung cảnh, địa thế ta có thể tập họp hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn, chữ U… ( sau khi tập họp dành 5 phút cho các Đội, Chúng, Đàn trưởng kiểm điểm đội, chúng, đàn của mình ).

2.  Kiểm điểm và trình diện :

Các đơn vị ( đội, chúng hay đàn ) kiểm điểm lại đội, chúng, đàn của mình vắng mặt có phép, không phép trước khi trình diện báo cáo.

3.  Lễ Phật :

Nếu tại Niệm Phật đường hay chùa thì cho Đoàn chánh điện hành lễ theo nghi thức thường lệ ( xem phần nghi thức tụng niệm trong Gia Đình Phật Tử ) đây là trường hợp Đoàn sinh hoạt riêng rẽ ( thường thường Gia trưởng tổ chức lễ Phật chung cho toàn Gia đình sau đó lễ gia đình ( cử bài ca chính thức sen trắng ).

Nếu tại một địa điểm khác ( không có chùa hay Niệm Phật Đường ) thì lễ Phật đơn giản bằng niệm 3 biến hồng danh Đức Phật.

Trường hợp Đoàn sinh hoạt chung với gia đình thì dĩ nhiên lễ Phật theo nghi thức chung, nếu có Niệm Phật Đường hay chùa.

  1. Lễ Đoàn; hô khẩu hiệu của Đoàn, cử bài ca chính thức của Đoàn  ( lưu ý không phải là bài ca chính thức Sen trắng của Gia Đình Phật Tử ).
  2. Học Phật Pháp : ( các đề tài Huynh trưởng soạn sẵn trước ở nhà ).
  3. Học Hoạt Động Thanh Niên  : ( Các đề tài Huynh trưởng soạn sẵn trước ở nhà ).
  4. Học Văn Nghệ : ( Các đề tài Huynh trưởng soạn sẵn trước ở nhà ).
  5. Dặn dò của Huynh trưởng :

–   Bổ  khuyết những điểm trong phần sinh hoạt nhằm về tu học, kỷ luật.

–   Dặn dò những điều cần thiết cho buổi sinh hoạt sau.

–   Dây thân ái : sau khi hát bài “ Dây thân ái ” là không còn nói thêm gì nữa, mà chỉ tan hàng.

Chú ý :

  1. Xen giữa những phần bài học là những mẫu chuyện đạo, trò chơi nhỏ, bài hát.
  2. Ta có thể ấn định giờ học, mỗi môn :

–   Phật pháp :   45 phút.

–   Hoạt Động Thanh Niên : 30 phút.

–   Văn nghệ : 30 phút.

Thời lượng này có thể thêm bớt tùy theo đề tài và tùy theo Đoàn, ngành.

–   Mỗi ngành : ngành thiếu, thanh : từ 2giờ đến 2giờ 30.

–   Ngành Oanh : từ 1giờ30 đến 2giờ cho mỗi buổi sinh hoạt.

IV. KẾT LUẬN :

Với kinh nghiệm cho ta thấy rằng : Một Huynh trưởng chuẩn bị dụng cụ, tài liệu, sọan bài đầy đủ và cố gắng hướng dẫn Đoàn theo những trình tự trên đây thì buổi sinh hoạt thế nào cũng cho kết quả tốt. Mong rằng tòan thể quý anh chị hoàn thành nhiệm vụ của mình.

NGHI THỨC TỤNG NIỆM

Lễ Phật của Đoàn Oanh Vũ :

  1. Chủ lễ niệm hương, kỳ nguyện, đãnh lễ.
  2. Khai chuông mõ.
  3. Tụng bài Sám hối ( tất cả đồng quỳ ).
  4. Niệm danh hiệu đức Phật, Bồ tát.

–   Danh hiệu Đức Bổn Sư (10 lần ).

–   Danh hiệu Đức A Di Đà (10 lần ).

–   Danh hiệu Đức Di Lặc (10 lần).

–   Danh hiệu Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (3 lần ).

–   Danh hiệu Đức Phổ Hiền Bồ Tát ( 3 lần ).

–   Danh hiệu Đức Quán Thế Âm ( 3 lần ).

–   Nam Mô Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần )

  1. Tam tự quy.
  2. Hồi hướng công đức.
  3. Hát lễ ( bài trầm hương đốt ).
  4. Đọc luật :
  5. Lễ bái

Lễ Phật của Đoàn ngành thiếu :

Như trên, nhưng trước mục 5 là Sám nguyện ( ba đời mười phương Phật ….) có thêm thêm bài bốn lời nguyện trước bài hồi hương.

Lễ Phật của Đoàn ngành thanh :

Như ngành thiếu có thêm “ Bát Nhã tâm kinh ” trước tam tự quy.

Lễ Phật chung cả gia đình :

Theo nghi thức lễ Phật của Đoàn thiếu.

Bài khác nên xem

Tài Liệu Trại AnoMa- NiLien (Phần II)

phuocthanh

BHD Gia Định tổ chức Trại huấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển 34

nhuanphap

Trại huấn luyện Anoma Niliên – BHD Gia Định

datthinh