Câu chuyện lửa tàn

nam -at-campfire

(THỊ NGUYÊN)

Gia đình Phật tử Việt Nam là một tổ chức sinh hoạt tu học cộng đồng có bốn bộ môn tu học: Phật pháp – Hoạt động thanh niên – Văn nghệ và Hoạt động xã hội. Trong bộ môn Hoạt động thanh niên có 15 môn học. Trại và lửa trại là môn học tổng hợp mà cả bốn bộ môn đều vận dụng tổ chức tổng kết kiểm tra, bổ sung hay hoàn chỉnh bậc học trước khi tổ chức thi vượt bậc để bắt đầu cho một bậc học mới.

Nói đến sinh hoạt dã ngoại là nói đến việc đưa các em ra khỏi bốn bức tường của gia đình, trường học, cơ quan nhà máy, công ty tiếp xúc với trời cao, đất rộng, sông dài và nhìn ra ngoài đại dương bao la. Tách tuổi trẻ ra khỏi những ô dù mái che như là cha mẹ thầy cô các cấp lãnh đạo, bắt đầu một cuộc đời mới. Cùng ăn cùng ở cùng làm việc và nhất là cùng chung chịu trách nhiệm về những thành công và thất bại cũng như thọ dụng những tiện nghi trong cuộc sống bằng khả năng lao tác của đôi tay và khối óc của chính mình. Mục đích sâu sắc và tối hậu là biết dẹp bỏ sự ích kỹ nhỏ nhen, biết sống đời cao thượng vì người khác và biết chơn thật của sự cần lao để góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.

Trại là mái ấm thứ hai trong cuộc du sinh trong một thời gian ngắn có tính cách tạm bợ nhưng muốn sống đời hạnh phúc an lạc chúng ta phải biết tuân thủ những bản nội lệ thành văn và những tiêu chí bất thành văn khác mà chỉ những kẻ tâm huyết mới thấy nó toát ra cái tố chất keo sơn đó là khối TÌNH LAM khó có thể giải thích. Rồi từ đó khi trở lại ngôi nhà cha mẹ mới thấy rõ vai trò của mình và của các thành viên khác mà nổ lực sống thực tế và hữu ích hơn. Biết sự nổ lực cần lao của cha, biết công lao của mẹ trong từng bữa ăn mà hưởng lấy cái hương vị ngọt ngào của tình mẹ.

Đã đi trại là phải có trại. Đã có trại thì phải có lửa trại. Đã đóng trại thì phải có thiết lập sa bàn trại. Sa bàn trại thể hiện cụ thể tài năng lãnh đạo, tầm nhìn và ý thức quy hoạch tổng hợp của BQT trình độ học tập và khả năng chuyên môn của các đơn vị tham gia. Bởi những địa điểm hiểm trở khó khắc phục không thể bố trí cho những đơn vị yếu kém. Trại thì không thể không có lửa trại. Bởi TRẠI là phần hình thức là SỰ mà LỬA TRẠI là phần tinh thần là phần LÝ không thể không có. Lửa trại là phần đánh giá nhận xét của thành phần trại sinh tham gia trại. BQT cũng nhân đây mà giải mã những thành công thất bại của trại bằng những bài học thực tế bằng mồ hôi bằng nước mắt tạo dấu ấn sâu sắc trong cả cuộc đời làm người của mình.

Lửa trại đóng vai trò quan trọng như vậy nên câu chuyện lửa tàn là những ấn son trên trái tim LAM không thể khinh xuất làm lấy lệ, không đầu tư cho bài nói chuyện nầy. Người nói câu chuyện lửa tàn phải là một huynh trưởng bản lãnh có trình độ lý luận hiểu biết sâu sắc về GĐPT và nhất là phải tham gia xuyên suốt thời gian trại.

Câu chuyện lửa tàn là một ấn son nên nội dung có chủ đề khép kín chặt chẻ. Từ ngữ phải trong sáng súc tính rõ ràng âm sắc phải diệu ngọt dễ nghe. Nói như rót những giọt đề hồ vào miệng, nói như chuyền hơi thở vào tim. Nói như lăn lỏi vào những lổ chân lông làm cho người nghe ngẫn ngơ xúc động, nổi da gà với những tố chất ngọt ngào thiết tha phấn kích tiếp thu và sẳn sang kề vai gánh vát trách nhiệm. Khép lại bài nói chuyện quá bất ngờ, nghĩa là vẫn còn sự khát khao. Đó là một trong những kỷ niệm khó phai. Cuộc trại sẽ hoàn toàn bị phá bỏ khi người nói câu chuyện lửa tàn dùng thời gian nầy để chê bai trại sinh, huyên hoang về tri kiến nhận thức của mình. Câu chuyện không thể kéo dài lê thê, không thể quá năm phút đồng hồ.

Đã hơn bốn năm qua đã có trên hàng trăm CÂU CHUYỆN LỬA TÀN đăng tải trên trang nhà thế giới và trang nhà quốc nội rất hay nhưng vẫn có nhiều Huynh trưởng động viên tôi nên có phần đóng góp vì các anh chị nghĩ không bao giờ thừa và còn cho rằng bản thân nhiều anh chị ngày nay còn gắn liền với tổ chức cũng một phần được dự lễ truyền đăng và một số câu chuyện lửa tàn, câu chuyện dưới cờ không thể nào quên.

Để đáp lại những tấm thạnh tình ấy Thị Nguyên tôi xin đóng góp một số bài CÂU CHUYỆN LỬA TÀN có chủ đề để khỏi đụng hàng. Rất mong được sự quan tâm góp ý chỉnh sửa để sau nầy có thể là một trong những cuốn sách tham khảo có giá trị cho tổ chức vậy.

Vạn lần đa tạ./.

(THỊ NGUYÊN)

Bài khác nên xem

Hình ảnh Lễ Hiệp Kỵ năm Mậu Tuất – 2018

phuocthanh

Ngọn nến không cháy

datthinh

Âm nhạc Phật giáo và Âm nhạc Dân tộc – Giáo Sư Trần Văn Khê

phuocthanh