Bồ kết đâu chỉ làm đẹp tóc

rong đông y, gai bồ kết cũng là một vị thuốc (còn gọi là tạo giác thích), có vị cay nhẹ, tính ấm, không mùi, có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, tiêu ung độc, thông ứ. Gai bồ kết có thể thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất là tháng 9 và tháng 3. Khi dùng phơi khô hãm thành nước để uống. Nước sắc gai bồ kết có tác dụng ức chế khuẩn tụ cầu vàng, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm rất tốt

Trong thành phần của trái bồ kết có chứa nhiều chất protein, vitamin E, glycosid (là một loại có tính chất tẩy rửa nhẹ giống như thuốc xổ). Glycosid hơi độc nhưng lại có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, tăng lực co bóp cho trực tràng, dạ dày và ruột non, giúp việc hấp thụ thức ăn, hòa tan các chất xơ được diễn ra dễ dàng. Cũng bởi thế mà bồ kết được dùng để chữa một số bệnh về đường tiêu hóa, kiết lỵ, trẻ con bị đầy hơi, chống rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả.

Trong trái và gai bồ kết có một số chất giúp hạ đường huyết rất hiệu quả, tuy không có tác dụng mạnh và giảm đường huyết nhanh như công dụng của insulin, nhưng nó có thể giúp bệnh nhân giảm một cách từ từ, ổn định mà không gây ra tụt huyết áp quá đột ngột. Trong chất keo của hạt bồ kết tươi có chứa một số chất protein, đường tự nhiên, glycosid… giúp chất xơ hòa tan và những chất ổn định đường huyết. Người mắc bệnh tiểu đường có thể dùng tươi hoặc phơi khô trái bồ kết hãm nước rồi uống dần giúp chữa bệnh tiểu đường. Trong khi uống hàng ngày cần lưu ý lượng đường huyết để có liều lượng phù hợp.

Chất glycosid trong bồ kết (đặc biệt là trái bồ kết tươi, mới hái) có thể giúp giảm khả năng hấp thụ năng lượng, giảm cholesterol, giúp kích thích mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành. Hãm nước từ trái bồ kết tươi hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm thông tắc mũi, ngạt mũi, thông khí, nâng cao tinh thần.

Ngoài ra, hạt trái bồ kết còn chứa các chất chống oxy hóa, chống sự lão hóa tế bào một cách đáng kể. Chúng có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu giúp oxy có thể đẩy vào tim nhanh hơn, chống lại được nhiều căn bệnh khác, gồm cả bệnh tim và ung thư. Các chất chống oxy hóa có trong hạt của trái bồ kết có thể trung hòa các tế bào tự do và phòng ngừa các tác động có hại từ chúng.

Lưu ý: trong cây bồ kết, cả trái, hạt, lá và vỏ đều có độc tính, nhưng tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc uống, còn nếu chỉ sử dụng ngoài da thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bị trúng độc từ bồ kết có các triệu chứng ngộ độc là tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói; sau đó tiêu chảy, tiêu ra nước có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời. Phụ nữ đang mang thai, tuyệt đối không được dùng bồ kết (trái, lá, gai), vì trong bồ kết có chất tẩy rửa, tính acid nhẹ gây hưng phấn cổ tử cung dễ sinh non, sẩy thai, và ảnh hưởng không tốt tới thai nhi dễ bị sinh con dị tật.

Những người có tỳ vị yếu cũng không nên dùng bồ kết vì sẽ làm trướng bụng, tức bụng, bụng thường kêu óc ách, ăn uống khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, làm mất ngủ… Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng cũng không nên dùng sẽ làm cho bệnh nặng thêm, vì trong hạt bồ kết có chất kích thích, tẩy rửa… Ngoài ra, những người đang đói cũng không nên dùng bồ kết vì có thể gây ngộ độc, say bồ kết. Đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ có thể dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi như bị ngộ độc thực phẩm.

PHẠM NHƯ TÁ

 


 

Bài khác nên xem

BHD GĐPT Bình Đình nguyện cầu chơn Linh Vãng Sanh Phật Quốc

phuocthanh

Kỳ lạ thay loài Hoa đá

phuocthanh

Đưa Ông Bà Nét đẹp Phong Tục Cổ Truyền

phuocthanh