BHD GĐPT Quảng Đức Sài Gòn tổ chức thọ trì giới pháp Quan Trai kỳ I năm 2015

42
1

Duyên khởi của việc tu tập Bát quan trai giới do sự phát nguyện tu học của nữ cư sĩ Visàkha. Theo kinh Tăng Chi Bộ I, lúc Phật trú ở thành Savatthi, tại Pubbarama, nữ cư sĩ Visàkha trong ngày bố tát đi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Đức Phật hỏi nữ cư sĩ có duyên sự gì mà đến tu viện sớm như vậy? Nữ cư sĩ thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay con thọ trì trai giới.

Nhân lời thưa của nữ cư sĩ, Thế Tôn nói về ba loại trai giới: Trai giới của người chăn bò, trai giới của Niganthà (phái Lõa thể) và trai giới của bậc Thánh.

Này Visàkha, thế nào là trai giới của người chăn bò? Ví như kẻ chăn bò, buổi chiều lùa bò về cho chủ, suy nghĩ rằng: “Hôm nay các con bò đã ăn cỏ và uống nước ở chỗ này. Ngày mai sẽ ăn cỏ và uống nước ở chỗ kia”. Cũng vậy, này Visàkha, có người giữ trai giới mà suy nghĩ: “Hôm nay, ta đã ăn loại thức ăn cứng và mềm này. Ngày mai , ta sẽ ăn các loại thức ăn cứng và mềm kia”. Như vậy, người ấy suốt cả ngày sống đồng hành với tâm tham dục, chẳng khác nào suy nghĩ của người giữ bò nên gọi trai giới của người ấy là trai giới người chăn bò.

Này Visàkha, trong ngày trai giới, các tu sĩ của phái Niganthà khuyến khích các đệ tử của họ như sau: “Này các ngươi, hãy quăng bỏ tất cả quần áo và nói như sau: Ta không có bất cứ vật gì, bất cứ chỗ nào, bất cứ ở đâu. Bất cứ vật gì, bất cứ chỗ nào, bất cứ ở đâu không có cái gì là của ta”. Được sống và thực hành như vậy, này Visàkha, trai giới của các Niganthà không có quả lớn, không có lợi ích lớn.

Và này Visàkha, trai giới của bậc Thánh là làm thanh tịnh một tâm uế nhiễm với phương pháp thích nghi. Trong ngày trai giới, vị Thánh đệ tử niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thiên. Nhờ niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thiên mà tâm phát sinh niềm thanh tịnh, các cấu uế phiền não nơi tự tâm lắng xuống và bị đoạn tận.

Này Visàkha, trong ngày trai giới, vị Thánh đệ tử suy tư như sau: “Cho đến trọn đời, các vị Thánh đệ tử không sát sanh, không trộm cướp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không ăn phi thời, không ca hát và xem nghe cùng xoa ướp dầu thơm, không nằm giường cao và rộng lớn. Cũng vậy, ngày nay và đêm nay, ta cũng từ bỏ, không sát sanh, không trộm cướp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không ăn phi thời, không ca hát và xem nghe cùng xoa ướp dầu thơm, không nằm giường cao và rộng lớn. Ta theo gương các vị A la hán, sẽ thực hành trai giới”. Như vậy,  này Visàkha, đây là Thánh trai giới, thực hành Thánh trai giới có quả lớn, và có lợi ích lớn, đưa người thọ trì trai giới đi đến quả Thánh.

Xuất phát từ việc phát tâm thọ trì trai giới của nữ cư sĩ Visàkha, Phật chế định Bát quan trai giới và pháp thức này được truyền trì cho đến ngày nay.

Sáng nay, vào lúc 7h30 ngày 12.04.2015; BHD GĐPT Quảng Đức Sài Gòn tổ chức thị trì giới pháp Quan Trai cho gần 100 Huynh Trưởng và một số Đoàn Sinh.

Quang lâm chứng minh – giới sư Thượng Tọa Thích Quảng Tánh Tri sự chùa Long Vĩnh, trong phần khai thị Thượng Tọa giới sư “… Khổ hải vô biên, nếu không có thuyền từ thì không sao lên được bờ giải thoát; luân hồi mờ mịt, nếu thiếu hẳn tịnh giới thì khó mà ra khỏi cảnh tối tăm. Chính chư Phật cũng nhờ giới mà thành chánh quả. Bất luận đại thừa, tiểu thừa, thế gian hay xuất thế gian không ai là không thọ trì giới pháp mà được hưởng quả an vui. Ngặt nỗi hàng tại gia bị trần lụy đoanh vây, không thể chung thân theo dõi! Vì thế đức Như Lai phương tiện chế ra giới pháp này dạy cho hàng tại gia mỗi tháng gặp ngày trai phải một ngày một đêm thọ trì. Công đức của giới bát quan trai này, nó là tịnh nhơn vô lậu hơn tất cả phước báo nhơn thiên và là con đường thẳng đến đạo quả vô thượng bồ đề…”

Sau phân khai giới, các giới tử sám hối Hồng danh, tụng kinh Phổ môn, thọ trai. Đến đầu giời chiều Thượng Tọa Thích Quảng Tánh ban pháp thoại cho toàn thể đạo tràng với đề tài “Đức Phật là Đấng Pháp Vương”

Điều kỳ thú trong pháp thoại này ở chi tiết “… Pháp vương chính là Phật, “Pháp vương vô thượng tôn”. Theo phép suy luận thông thường, ai tu hành thành Phật hoặc ngang với Phật thì có thể được gọi (hoặc tự xưng) là Pháp vương, vua pháp. Pháp chủ (chúa pháp) trong mạch nghĩa này cũng như vậy, là Phật, ngang với Phật! Liên hệ rộng ra các chức danh vị đứng đầu Tăng đoàn trong lịch sử Phật giáo thế giới từ xa xưa cho đến cận đại thì có Tăng vương (vua sãi), Tăng thống, Tăng chủ… mà không phải là Pháp vương và Pháp chủ.

Rõ ràng Pháp vương và Pháp chủ là những tôn hiệu để chỉ Đức Phật. Tăng thống, Tăng chủ thì có thể vẫn là phàm tăng hoặc á thánh, còn Pháp vương và Pháp chủ thì chắc hẳn là bậc Giác ngộ, bậc Thánh A-la-hán trở lên. Nên thiển nghĩ, việc thiết định hay diễn dịch các chức danh trong Tăng đoàn cần phù hợp với tinh thần kinh điển và thuận hợp với lịch sử phát triển Phật giáo…”

Khóa tu kết thúc lúc 17h00 cùng ngày sau phần tụng kinh Di Đà. Toàn thể giới tử ra về rất hoan hỷ và vui mừng được sống một ngày, được tụng kinh, nghe pháp, kinh hành và lễ bái… với mục đích thanh tịnh thân tâm, ly dục và giải thoát.

Vp BHD GĐPT Quảng Đức Sài Gòn

2

3

4

6

7

8

11

13

15

16

17

19

20

21

22

23

24

25

28

29

30

32

35

36

37

38

40

41

42

Bài khác nên xem

Tiểu sử Đức Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Chiếu – Đệ Nhị Thượng Thủ Hội Đồng Tăng Già Bản Thệ

Huệ Quang GĐPTVN

Pháp hội Thù ân III: Hoa đăng cúng dường kỳ nguyện Quốc thái dân an – Thế giới hòa bình – Chúng sanh an lạc

Trai đàn Quảng Nam

Linh Nguyên